Hotline : 0916539439 Email : hotro@vicosap.vn

GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỪA VÀ DIỆN TÍCH TRỒNG DỪA Ở VIỆT NAM

Ngày đăng: 05:03 PM 01/12/2022 - Lượt xem: 1281

GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỪA VÀ DIỆN TÍCH TRỒNG DỪA Ở VIỆT NAM

 

Dừa là loại cây thực vật thân gỗ, dừa có ở khắp nơi trên thế giới tuy nhiên thường phân bố nhiều ở vùng Châu Á, Thái Bình Dương. 



Cây dừa thường sống ở khí hậu nhiệt đới, từ ngàn xưa cây dừa đã gắn bó cùng bà con nông dân, mang lại nguồn thu nhập, cung cấp nhiên liệu, dùng làm mỹ phẩm,.... Phần nước dừa có tác dụng thanh lọc cơ thể, uống vào mát người, phần cơm dừa có thể dùng ăn trực tiếp hoặc là nguyên liệu chế biến những món ăn như rau câu thạch dừa, mứt dừa,...

 

GIỚI THIỆU VỀ CÂY DỪA 

Các loại dừa

Dừa cũng có nhiều loại, đa phần người nông dân thường dựa vào giá trị kinh tế, mức độ cho trái,...của dừa mà phân biệt giống dừa, có 2 loại dừa chủ yếu là giống dừa cao và giống dừa lùn. 

  • Dừa lùn gồm có: dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục, dừa xiêm lửa, dừa dứa, dừa Tam Quan, dừa ẻo nâu, dừa ẻo xanh, dừa xiêm núm.
  • Dừa cao gồm có: dừa sáp, dừa dâu, dừa ta.
  • Ngoài ra, hiện nay còn có loại dừa mới đó là dừa lai: dừa lai PB 121, JVA 1, JVA 2. 

Đặc điểm của cây dừa

Rễ: Rễ của cây dừa là loại rễ sợi, lúc mới thì sẽ có màu trắng sau đó chuyển sang màu đỏ nâu, rễ không có lông hút mà chỉ có những rễ nhỏ dinh dưỡng, những rễ dinh dưỡng sẽ hình thành dựa trên rễ chính và hoạt động trao đổi khí. Khi ngập nước sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của cây dừa do rễ sẽ gây ảnh hưởng cho sự hô hấp của rễ, rễ cây dừa sẽ luân phiên nhau, rễ già chết đi thì rễ mới phát triển. 

Thân: Thân cây dừa được mọc thẳng và không phân nhánh, chiều cao trung bình thường dao động từ 15 - 20m, cao nhất là 30m, người ta thường dựa vào những vệt ngang do lá rụng để xác định độ trưởng thành và phát triển của cây dừa. Do cấu tạo của thân cây dừa không có tần sinh mô thứ cấp nên những tổn thương lên thân cây sẽ không khắc phục được và do thân cây phát triển từ đỉnh sinh trưởng (củ hủ) nên khi bị đuông tấn công là cây dừa sẽ chết ngay. 

 

Lá: một cây dừa có khoảng 30 - 35 tàu lá, mỗi tàu lá khoảng 5 -6m khi trưởng thành. Mỗi tàu dừa có 2 phần là cuống lá và lá chét. Phần cuống lá lồi ở mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên,  tách rời với phần chét, bám chặt vào thân khi rụng đi sẽ để lại một vết sẹo trên thân. Mùa khô dừa sẽ ra lá nhiều hơn mùa mưa, một tàu lá dừa có đời sống 5 năm, nếu gặp điều kiện bất lợi sẽ ra lá chậm hơn chứ không ảnh hưởng đến đời sống của lá. Tóm lại, nhìn và sự phát triển của tán lá sẽ biết được sự phát triển của cây dừa, lá càng phân bố đều và xanh mượt thì cây dừa đó sinh trưởng và phát triển tốt. Đây cũng là tiêu chí để lựa chọn để làm giống. 

 

Hoa: hoa dừa là loại hoa đơn tính, nghĩa là hoa đực và hoa cái riêng rẻ nhưng trên cùng một gié hoa. Số lượng hoa cái trung bình khoảng 20 - 40 cái trên mỗi phát hoa tùy theo giống, nhóm dừa lùn có số lượng hoa nhiều hơn nhóm dừa cao. Thời gian từ khi hình thành đến khi nở của hoa dừa trung bình là khoảng 30 - 40 tháng, thông thường mỗi nách lá mang một phát hoa do đó có bao nhiêu lá mới sẽ có bấy nhiêu phát hoa được sinh ra mỗi năm. Hoa dừa được thụ phấn nhờ côn trùng và gió.

Trái: trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng. Trái dừa có ba phần đó là  phần vỏ bên ngoài được phủ cutin, xơ dừa và phần nội quả bì bao gồm gáo, nước và cơm dừa. Vỏ dừa dày 1 - 1,5cm tùy theo giống, phần cuốn dừa dài có thể đến 10cm. Nước dừa thường xuất hiện ở tháng thứ ba sau khi thụ phấn và đạt thể tích lớn nhất vào tháng thứ tám. Thành phần chủ yếu là nước và chất khoáng, nước dừa sẽ giảm dần khi dừa khô. Cơm dừa hình thành vào tháng thứ năm và có thể thu hoạch dừa vào tháng thứ 7 - 8 là hợp lí. 

 

DIỆN TÍCH TRỒNG DỪA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 

Diện tích trồng dừa ở Việt Nam được đánh giá đứng thứ 7 trong số 93n quốc gia trồng dừa trên thế giới, có thể nói đây là con số khá cao. Theo đánh giá của Cộng đồng dừa quốc tế(ICC) dừa Việt Nam có năng suất và chất lượng cao nhất trên thế giới. 

Cả nước hiện có 175.000 ha dừa, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 80% diện tích khoảng 130.000 ha. Các tỉnh có diện tích trồng dừa lớn như: Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long,... dừa được xác nhận là cây trồng cung cấp nhiều nguyên liệu cho ngành công nghiệp. 

Hiện nay, biện pháp sinh học như bọ đuôi kìm, ong kí sinh,... đang được quan tâm hàng đầu, Tại Bến Tre, hiện có gần 200.000 hộ dân trồng dừa. Sản xuất dừa vẫn còn nhỏ lẻ, chưa tập trung. Tuy nhiên dừa vẫn là cây cho thu nhập chính của nhiều vùng.

Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu, tại các vùng trồng dừa ở Bến Tre, Trà Vinh, thu nhập từ cây dừa chiếm 50% thu nhập của hộ.

 

 Nguồn: Tổng hợp từ internet