Hotline: 0916539439 Email: hotro@vicosap.vn

Kỹ thuật trồng và nhân giống dừa sáp hiệu quả

Ngày đăng: 02:40 AM, 11/02/2023 - Lượt xem: 2.2k

Dừa sáp hay còn được gọi là dừa đặc ruột hiện nay được nhiều người tin dùng. Chúng có giá trị dinh dưỡng và giá thành rất cao. Để trồng được dừa sáp cần có quá trình chăm sóc và thụ phấn hoa công phu.

Kỹ thuật trồng và nhân giống dừa sáp hiệu quả

Dừa sáp hay còn được gọi là dừa đặc ruột hiện nay được nhiều người tin dùng. Chúng có giá trị dinh dưỡng và giá thành rất cao. Để trồng được dừa sáp cần có quá trình chăm sóc và thụ phấn hoa công phu.

Nguồn gốc của dừa Sáp

Theo bà con nông dân, giống dừa Sáp ở Cầu Kè có nguồn gốc từ Campuchia, do một vị Cả chùa, người Kh‘mer mang về, trồng trong khuôn viên chùa Chợ (còn được gọi là chùa Pa Tung Sa Ku), tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè và được nhân giống trồng cho đến nay. Lúc này dừa Sáp chưa được sự chú ý trong cộng đồng, thỉnh thoảng những người mua bán dừa gặp những trái dừa sáp. Do quan niệm rằng dừa sáp là dừa “trăng ăn” nên ai bắt gặp là điều không may mắn vì bị thất thu. Đến năm 1984, giống dừa Sáp được Viện nghiên cứu Dầu và Cây có Dầu sưu tập, bảo tồn trong vườn tập đoàn giống dừa tại Trung tâm dừa Đồng Gò và sau đó được IPGRI định danh, và đưa vào danh mục các giống dừa bảo tồn của thế giới. Sau đó, những kết quả nghiên cứu về dừa Sáp trên thế giới đã được công bố. Từ đó, việc quan tâm đầu tư nghiên cứu của Nhà nước và nhận thức của người trồng dừa Sáp càng được nâng cao. Ngày nay, dừa Sáp trở thành đặc sản của quê hương Cầu Kè – Trà Vinh và được xem là một trong những giống dừa có giá trị kinh tế nhất hiện nay.

Các giai đoạn trồng dừa sáp

Quy trình trồng dừa sáp

Chọn giống dừa sáp:

Nhân giống dừa sáp chủ yếu bằng trái, dừa làm giống được tuyển chọn từ những cây đầu dòng trên 10 năm tuổi, cây dừa có sáp, khoẻ mạnh, không bị bệnh. Chọn buồng nhiều trái, trái to, màu sắc đẹp (lưu ý chọn trái dừa nước) nếu chọn trái sáp thì trái không nảy mầm.

Trái dừa hái xuống, treo lên dây phơi khô, sau đó vạt mặt, xếp xuống đất hoặc cho vào bịch nylon có chứa xơ dừa + phân chuồng, đưa vào vườn ươm.

Làm giàn lưới để che bớt ánh sáng, ngày tưới 1 lần, mùa mưa không cần tưới. Sau khi đưa vào vườn ươm khoảng 35 ngày, trái nảy mầm. Khi nảy mầm, dùng phân bón lá phun kích thích cho lá và rễợ phát triển. Tiếp tục chăm sóc thêm 25 ngày, khi cây dừa cao 50cm và rễ đâm ra khỏi vỏ dừa là xuất bán được.

Cách trồng dừa sáp:

Dừa sáp rất thích hợp với đất cát pha nhẹ, có thể trồng xung quanh bờ ao, bờ kênh, nếu trồng diện tích lớn, nên trồng tập trung. Đào hố rộng 80 x80cm, hoặc lên mô, cây cách cây 8 x 8m rồi trộn phân chuồng + tro trấu + phân hữu cơ, lấp một lớp đất mỏng. Hạ cây dừa xuống, lấp đất chặt, kín ngang mặt bầu.

Chăm sóc:

Trồng xong tưới nước ngày 1 lần, dừa trồng được 30 ngày tiến hành bón urê, lượng phân không đáng kể, mỗi gốc 1 nắm. Khi cây trổ bông, bón 1kg phân NPK 16 – 16 – 8 + 10kg phân hữu cơ Humix. Bón bằng cách đào rãnh xung quanh gốc dừa, cách gốc 1, 5m bỏ phân xuống rồi lấp đất lại. Muốn cây dừa sáp đạt tỷ lệ sáp cao (cơm dày), khi cây trổ bông cần thụ phấn nhân tạo.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây dừa sáp:

Một năm rửa tán, cắt bẹ lá khô 2 lần để tránh chuột cắn phá. Dừa ít bệnh, tuy nhiên hay gặp bọ dừa phá hoại, vì vậy trong vườn dừa cần nuôi thả ong ký sinh để tiêu diệt bọ cánh cứng.

Điều chú ý là khi dừa ra hoa bạn cần thụ phấn cho dừa để có thể ra nhiều dừa sáp.

Thụ phấn cho dừa:

Đây là một lưu ý khi trồng dừa sáp. Trước khi thụ phấn, phải lấy phấn đực trên cây sáp mo bung 2-3 ngày. Đây là lúc phấn đực già, đủ mạnh, bông cái sẽ thụ phấn mạnh hơn. Phấn đực tuyệt đối không có phấn lạ lấy về được nghiền vỡ, cho vào thùng kín, phơi ngoài trời trong bóng râm để có nhiệt độ đúng yêu cầu từ 37-40 độ C Phơi khoảng 2 ngày sẽ có mủ màu nâu, nghiền tiếp đến khi phấn bung màu vàng hột gà thì rây lấy bột mịn. Lấy một phần bột này đem thử tỷ lệ nảy mầm, nếu thấp thì bỏ tất cả; còn mạnh thì trộn với bột phấn theo tỷ lệ nhất định, cho vào dụng cụ phun tự chế gắn dài theo thân cây tầm vông khô. Dụng cụ phun gồm một cây tầm vông khô dài khoảng 5-6 thước. Một ống nhựa trong dài cũng chừng ấy thước. Một ống cao su giống trái bầu. Một bộ phận đựng phấn đực và cho phấn đực lan toả khắp xung quanh bông cái mới nở khi bóp quả bầu. Phun suốt từ 6 tới 8 ngày thì kết thúc, tùy số bông cái trên buồng. Khi bông cái thụ phấn xong, cuống chuyển sang màu nâu.

Thu hoạch

Trồng dừa sáp nếu chăm sóc tốt, năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch (thu hoạch tốt vào năm thứ 5). Một cây dừa sáp có thể cho 100 trái/năm, tỷ lệ trái sáp đạt 30%. Hiện xuất bán hàng nghìn cây dừa sáp giống với giá 100.000 đồng/cây.

Chúc quý nông dân thành công với giống dừa sáp Cầu Kè Trà Vinh.

Sưu tầm

 

ĐẶC SẢN CẦU KÈ TRÀ VINH GỌI TÊN DỪA SÁP

ĐẶC SẢN CẦU KÈ TRÀ VINH GỌI TÊN DỪA SÁP

04:42 AM, 02/01/2024 2156
Trà Vinh, một tỉnh miền Tây đầy nắng và gió, không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là quê hương của những đặc sản tinh túy. Trong số đó, Dừa Sáp Cầu Kè là một biểu tượng không thể bỏ qua.
Giới Thiệu Về Bảo Tàng Dừa Sáp Sắp Ra Mắt

Giới Thiệu Về Bảo Tàng Dừa Sáp Sắp Ra Mắt

10:26 AM, 21/09/2024 516
Sắp tới đây, một điểm đến văn hóa mới đầy hấp dẫn sẽ chính thức ra mắt – Bảo Tàng Dừa Sáp. Được xây dựng tại vùng đất Trà Vinh, nơi nổi tiếng với loại dừa sáp đặc sản, bảo tàng hứa hẹn mang đến cho du khách một hành trình tìm hiểu độc đáo về nghề trồng dừa truyền thống, các sản phẩm sáng tạo.
Cách ăn dừa sáp đúng

Cách ăn dừa sáp đúng "chuẩn"

02:06 AM, 18/01/2023 1956
Dừa sáp (dừa đặc ruột) có tên khoa học là Macapuno, do phù hợp với khí hậu miền Nam đặc biệt là ở Trà Vinh nên dừa sáp đã trở thành loại trái cây đặc sản của vùng đất này.
Tại sao dừa sáp chỉ trồng được ở Cầu Kè Trà Vinh?

Tại sao dừa sáp chỉ trồng được ở Cầu Kè Trà Vinh?

02:49 AM, 09/09/2023 3892
Dừa sáp là đặc sản của mảnh đất nghĩa tình Trà Vinh, đặc biệt tại vùng Cầu Kè với thổ nhưỡng và khí hậu vô cùng thích hợp cho nó. Tại sao dừa sáp chỉ trồng được ở Cầu Kè Trà Vinh?
OCOP 5 SAO