Hotline: 0916539439 Email: hotro@vicosap.vn

Ý nghĩa của bộ áo dài truyền thống Việt Nam

Ngày đăng: 08:41 AM, 26/10/2023 - Lượt xem: 9.9k

Hình ảnh chiếc áo dài truyền thống trong dầu của người Việt được ví như là 1 thứ ngôn ngữ, vô cùng thân thuộc và rất đỗi tự hào.

Hình ảnh chiếc áo dài truyền thống trong dầu của người Việt được ví như là 1 thứ ngôn ngữ, vô cùng thân thuộc và rất đỗi tự hào. 

 

Cho dù đã trải qua rất nhiều giai đoạn, bao thăng trầm của lịch sử, thì chiếc “áo dài” vẫn luôn ở đó, chưa từng bị đánh mất vị trí độc tôn trong lòng con người Việt Nam.

Không giống như trang phục truyền thống ngày Tết của một số nước trên thế giới, trang phục truyền thống ngày Tết của Việt Nam được dành cho cả nam và nữ. Và bộ trang phục đó chính là áo dài. Theo thời gian, để thích nghi với xã hội hiện đại, áo dài truyền thống đã ít nhiều có sự thay đổi và trông sành điệu hơn rất nhiều. “Ý nghĩa của áo dài truyền thống” đó là gì mà khiến con dân Việt Nam luôn tự hào và hãnh diện với thế giới đến vậy?

 

Ý nghĩa của bộ áo dài truyền thống Việt Nam

1. Áo dài là quốc phục của dân tộc Việt Nam

Áo dài là biểu tượng văn hóa dân tộc của Việt Nam, là niềm tự hào của người Việt khi chứa đựng trong đó một nét đẹp truyền thống. Chẳng phân biệt sang hèn, chẳng phân biệt già trẻ, ai ai cũng có thể mặc được. Đặc biệt mỗi khi đến Tết, chiếc áo dài sẽ đồng hành cùng ta đi du xuân, chúc Tết người thân, họ hàng. 

 

Áo dài là 1 trong những nhân tố quan trọng của văn hoá Việt Nam, nó bao trọn cả ý nghĩa nhân sinh quan và tinh thần dân tộc của người Việt. Áo dài là quốc phục của Việt Nam, được sử dụng cho mọi lứa tuổi, ở mọi nơi. Áo dài luôn được ưu tiên hàng đầu vào những dịp trọng đại như: Cưới hỏi, tết cổ truyền, lễ tốt nghiệp, các cuộc thi nhan sắc trong và ngoài nước, …

 

Trong các dịp lễ, Tết con gái mặc áo dài hoa, trên đầu đội khăn gấm còn con trai mặc áo dài nhiễu đen, đầu quấn khăn xếp. Trên áo và khăn in hình chữ "Thọ" sẽ dành cho các bậc cao niên trưởng thượng. Trẻ con thì áo dài xanh, đỏ, đủ các màu trông rất đẹp mắt. Có lẽ chính vì sự phổ biến này, áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người Việt Nam.

 

Không những vậy, áo dài còn đại diện cho con người Việt Nam trên thế giới. Ở những buổi lễ, sự kiện mang tầm cỡ quốc gia, những buổi đón tiếp những nhà lãnh đạo cấp cao của nước ngoài viếng thăm hoặc những buổi lễ quốc tế có sự góp mặt của người Việt thì không thể không có mặt của những chiếc áo dài truyền thống này.

 

2. Áo dài là di sản văn hóa của Việt Nam

Với thiết kế khá đơn giản, gọn gàng, không cầu kỳ nên để có thể mặc chiếc áo dài này người mặc không cần tốn quá nhiều thời gian như 1 số quốc phục của người nước ngoài. Chiếc áo dài đã âm thầm len lỏi vào cuộc sống của người phụ nữ Việt nam 1 cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

Ngoài nét đẹp văn hóa vốn có chiếc áo dài Việt Nam còn chứa đựng ý nghĩa đạo lý truyền thống từ bao đời nay. Bởi được cải tiến dựa trên áo tứ thân thời xa xưa vốn dĩ hai tà áo đã được tượng trương tứ thân, phụ mẫu, năm chiếc khuy cài bên ngực trái của áo bên cạnh tác dụng giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo mà còn đại diện cho năm đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín..

Chiếc áo dài có vị trí độc tôn trong lòng người dân Việt Nam đang sinh sống trong và ngoài nước, thậm chí là những con cháu của người Việt ở nước ngoài chưa 1 lần được đặt chân về đất mẹ Việt Nam. Áo dài theo chân người Việt đi khắp thế giới, không chỉ trong những sự kiện quốc tế quan trọng và còn được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chiếc áo dài được gắn liền với cuộc sống và con người Việt Nam dù ở bất cứ đâu đến mức họ còn dạy con cháu họ rằng: “Đã là con rồng cháu tiên thì dù có sinh ra và lớn lên ở bất cứ đâu thì Áo Dài vẫn luôn nằm trọn trong trái tim người Việt”.

3. Là biểu tượng thời trang trường tồn theo thời gian 

Theo thời gian và dòng chuyển đổi, áo dài cũng có những biến tấu với nhiều đường nét cách tân khác nhau. Vẫn giữ nguyên được nét đẹp tế nhị, nền nã của áo dài truyền thống, áo dài hiện đại được thay đổi đôi chút về kiểu dáng. Không chỉ còn một chiếc cổ áo cao mà thay vào đó, áo dài được may với cổ thuyền, cổ tròn,… để đa dạng được chọn lựa hơn cho các chị em. Chất liệu để may áo dài xưa chủ yếu là nhung nhưng ngày nay, áo dài vải lụa được ưa chuộng hơn cả bởi sự mềm mại, có độ rủ cao tạo nét duyên dáng hơn cho người mặc.

 

Đối với ngành thời trang thì thời gian luôn là kẻ thù hàng đầu bởi tốc độ chuyển mình nhanh như chớp. Tuy nhiên với tà áo dài thì không, nó gần như miễn nhiễm với sự chuyển động của thời gian, cho dù xã hội có phát triển và thay đổi đến đâu đi chăng nữa thì những chiếc áo dài vẫn luôn là trang phục mang tính biểu tượng và không gì có thể thay thế nó được. Hình ảnh chiếc áo dài thướt tha gắn liền với người phụ nữ sẽ  mãi là hình ảnh sâu sắc nhất trong đầu của các du khách trong và ngoài nước mỗi lần ghé thăm Việt Nam.

 

>>>Xem thêm: Tất tần tật những phong tục Tết cổ truyền của người Việt

4. Đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt 

 

Áo dài được may dệt bằng khá nhiều màu sắc, hoạ tiết khác nhau. Có những loại thì không có màu mè hay hoạ tiết gì hết, chỉ có 1 màu trắng tinh khôi, mang đậm vẻ đẹp thuần khiết của người con gái Việt.

 

Áo dài có đặc trưng là ôm sát lấy cơ thể, cổ cao và có chiều dài chấm gót chân. Áo dài được xẻ nhẹ nhàng hai bên hông, tuy kín đáo nhưng vẫn tóat lên được vẻ quyến rũ, gợi cảm. Màu sắc áo dài cũng rất đa dạng, áo dài truyền thống xưa chủ yếu là đỏ, đen, trắng và theo thời gian, áo dài có nhiều sự thay đổi về màu sắc hơn. Đa dạng trong sắc màu, ngoài màu đỏ thì màu hồng, vàng cũng được yêu thích hơn cả, đặc biệt khi Xuân sang. 

Khoác lên mình bộ trang phục truyền thống người con gái Việt Nam toát lên vẻ đẹp thuần khiết trong sáng, các chiếc áo dài được thiết kế vừa vặn tôn lên đường cong hình chữ S hoàn hảo. Tựa như hình dạng của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Bộ trang phục truyền thống Việt Nam ngày nay được xuất hiện tại hầu hết các cuộc thi sắc đẹp trên toàn cầu, qua bàn tay nhà thiết kế chiếc áo dài được điểm tô thêm phần họa tiết tạo nên sức thu hút quyến rũ hơn.

 

Những chiếc áo dài trắng tinh khôi đó thường được sử dụng nhiều và bắt buộc đối với những nữ sinh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, hồn nhiên, tinh khiết của tuổi học trò.

 

5. Mang biểu tượng gia đình đầm ấm

 

Mỗi gia đình được coi là 1 xã hội thu nhỏ, họ có phong tục và phong cách sống khác nhau. Tuy nhiên, có 1 điểm rất chung là nhà nhà đều không thể thiếu hình ảnh những tà áo dài vào những ngày tết cổ truyền được. Chiếc áo dài luôn đem đến không khí vui tươi, sự đoàn viên, sum vầy của gia đình trong những dịp đặc biệt.

 

Áo dài không chỉ là mang ý nghĩa là “gia đình” thông thường, mà còn có ý nghĩa chung là “đại gia đình Việt Nam”. Đặc biệt vào những ngày tết, khi bước xuống đường ai nấy đều thướt tha trong bộ áo dài, cứ ngỡ người 1 nhà. Hàng triệu người Việt được gắn kết với nhau qua tà áo dài, tự dưng ta thấy ai ai cũng thân thuộc mặc dù có thể chưa từng nói chuyện bao giờ.

Không phải tự nhiên mà những tà áo dài được các gia đình Việt quý trọng và là lựa chọn hàng đầu cho những sự kiện quan trọng của gia đình vì chiếc áo dài không chỉ mang vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch, chỉn chu mà áo dài còn có những ý nghĩa sâu sắc về truyền thống, văn hóa, về chiều dài dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta.

 

 >>>Xem thêm: Tết đến rồi!!! Quà gì biếu ông bà, cha mẹ, quà nào tặng sếp đây???

  • Địa chỉ: 253/5, Ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
  • Hotline: 0917 837 577 - 0916 539 439
  • Mail: hotro@vicosap.vn
  • Xem thêm các sản phẩm chế biến từ dừa sáp tại https://duasapvicosap.com/

 Nguồn: Tổng hợp từ internet

 

Ăn sữa chua có giảm cân không?

Ăn sữa chua có giảm cân không?

10:05 AM, 25/03/2024 986
Giảm cân bằng sữa chua có thể xem là phương pháp hiệu quả, an toàn và được nhiều người yêu thích. Thành phần sữa chua chứa một lượng lớn vi khuẩn có lợi Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hoạt động trao đổi chất, hạn chế thèm ăn và đào thải mỡ thừa.
KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI (19/5/1890 - 19/5/2024)

KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI (19/5/1890 - 19/5/2024)

08:17 AM, 08/05/2024 1000
Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ra Nghị quyết 24C/1865 nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990) tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Đây là vinh dự tự hào vô cùng lớn lao của Đảng và Nhân d
Tất tần tật những phong tục Tết cổ truyền của người Việt 

Tất tần tật những phong tục Tết cổ truyền của người Việt 

05:18 AM, 21/10/2023 1926
Những phong tục cổ truyền không chỉ là những hoạt động mang tính tượng trưng, mà còn là những điều gắn kết tình cảm của mọi người và còn làm trỗi dậy tinh thần dân tộc của mỗi người con Việt Nam.
BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI LÀ MỘT LƯỠI DAO “VÔ HÌNH

BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI LÀ MỘT LƯỠI DAO “VÔ HÌNH"

01:21 AM, 30/09/2023 18185
Bạo lực ngôn từ là một trong những hình thức gây tổn thương người đối diện một cách nặng nề, nó vẫn đang diễn ra hằng ngày. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người xa lạ với khái niệm này.
OCOP 5 SAO