Vùng trồng dừa sáp
Huyện Cầu Kè là quê hương của giống dừa sáp Trà Vinh. Toàn địa bàn huyện có trên 34.000 cây dừa, 20.000 cây đang cho quả. Trong đó, dừa sáp tập trung tại xã Hòa Tân, Hòa Ân, thị trấn Cầu Kè. Theo người dân, trồng dừa sáp không tốn nhiều công chăm sóc nhưng là nghề hên xui. Cùng một nguồn, nhưng trên 200 cây mới có khoảng 40 cây cho sáp. Có khi, cùng một buồng, 10 quả mới có 3-4 quả sáp. Có cây trồng mãi lâu năm vẫn không cho quả dừa sáp, có cây cho được một thời gian thì ngừng, lại có cây cho vài chục buồng mới bắt đầu ra sáp. Bề ngoài của cây dừa sáp không khác nhiều so với dừa thường. Với những thương lái lâu năm, tỷ lệ chọn quả sáp đạt khoảng 80%. Dừa sáp khi bổ ra sẽ thấy lớp cùi dày, cứng và xốp. Cơm dừa do chính nước dừa đặc lại nên dẻo và quánh như sáp.
Dừa sáp được chia thành 3 loại. Loại thứ nhất là những quả lớn, nước đã keo đặc lại, quánh và đặc ruột; loại 2 có sáp nhưng còn nước rỏ ra như sợi chỉ; loại 3 quả chỉ nhỏ như dừa xiêm, độ đặc ít nhất.
Theo nhà vườn, một năm, trong 80-100 quả thì chỉ có 20-30 quả sáp. Giá dừa sáp thấp nhất là 100.000 đồng/quả. Tới tháng 3, 4 năm sau, giá thu mua tại vườn là 150.000 đồng/quả. Giá bán lẻ ra thị trường đến 200.000 đồng/quả nhưng đôi khi vẫn không đủ hàng cung cấp. Ngoài thưởng thức quả tươi, dừa sáp còn chứa hàm lượng dầu lớn, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, chế biến thực phẩm.
Trồng dừa mang lại thu nhập cao cho người dân
Tại huyện Cầu Kè (Trà Vinh), dừa sáp (có một lớp cơm dày trong ruột xốp, thịt dẻo, vị béo, thơm ngon) là loại đặc sản nơi đây. Đầu tháng 12/2018, dừa sáp được bày bán rất nhiều hai bên quốc lộ 54 vào trung tâm huyện Cầu Kè giá từ 180.000 – 260.000 đồng/trái (tùy loại), tăng từ 20.000 – 50.000 đồng/trái so với 2 tháng trước đó.
Theo người dân huyện Cầu Kè, giá dừa sáp hiện nay tăng là do thời điểm này vụ nghịch nên sản lượng ít hơn so với tháng 5-6 vừa rồi. Bên cạnh đó, dừa sáp tăng giá do đang vào dịp lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer Nam Bộ và dịp tết cuối năm nên sản lượng hút hàng không đủ đáp ứng cho thị trường.
Theo người dân trồng dừa sáp ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè hơn 15 năm trước giá trị cây dừa sáp thua cây dừa thường và không ít nông dân đã đốn bỏ dừa sáp trồng cây ăn trái khác. Nhưng nhờ huyện Cầu Kè là xứ sở vườn cây ăn trái và có lễ Vu Lan Thắng hội được tổ chức rất quy mô hàng năm nên khách phương xa về tham quan rất đông. Đây cũng là dịp để người dân quảng bá thương hiệu dừa sáp Cầu Kè.
Theo người dân xã Hòa Tân trồng 1 công dừa trong số đó có gần 45% cây đang cho trái sáp, bình quân mỗi năm vườn dừa cho khoảng 450-500 trái dừa sáp mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng. Trồng dừa sáp cũng đơn giản giống như dừa bình thường, nhưng trái nào cho sáp giá bán cao gấp 10-15 lần so với dừa thường.
Liên hệ đặt mua các sản phẩm từ dừa sáp và tư vấn miễn phí qua:
- Website: duasapvicosap.vn
- Hotline: 0916 539 439
Nguồn: VITIC