Hotline : 0916539439 Email : hotro@vicosap.vn

Dầu thực vật là gì? Các loại dầu thực vật phổ biến

Ngày đăng: 02:35 PM 23/08/2022 - Lượt xem: 553

Dầu thực vật là gì? Các loại dầu thực vật phổ biến

Chúng ta thực sự không thể phủ nhận sự tiện lợi của dầu thực vật. Sản phẩm này đã đem đến một cuộc cách mạng thực sự cho ngành công nghiệp thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng. Nhiều nhà sản xuất luôn ưa chuộng chúng bởi chúng có giá thành rẻ và có thời hạn sử dụng lâu dài, dễ bảo quản, dễ chế biến. Tuy nhiên, tùy vào việc chúng được chiết xuất từ thực vật nào, thành phần dinh dưỡng và lượng axít béo có trong chúng cũng như cách chiết xuất, dầu thực vật sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên thực tế, một số loại dầu thực vật có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nghiêm trọng.

10 loại dầu thực vật nấu ăn tốt nhất cải thiện sức khỏe giá từ 40k | websosanh.vn

Dầu thực vật là gì?

Dầu thực vật vốn chỉ xuất hiện từ thế kỷ XX khi sự phát triển công nghiệp và công nghệ tạo ra những quy trình chiết xuất, tách ép dầu trong thực vật. Chúng thường được quảng cáo rộng rãi với lợi ích “tốt cho tim mạch” và được khuyến nghị là một loại thực phẩm thay thế cho các nguồn chất béo bão hòa chẳng hạn như bơ, mỡ lợn và mỡ động vật nói chung.

 

Chúng có tên gọi là dầu thực vật bởi chúng được chiết xuất từ những loại thực vật như ngũ cốc hạt thực vật hoặc nhiều loại củ khác. Các loại phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm các loại dầu được chiết xuất từ hạt cải, hạt cọ, đậu phộng, đậu nành, hướng dương, dầu ô liu,… Bên cạnh đó, dầu thực vật được tiêu thụ rộng rãi hiện nay là một số loại dầu pha trộn các loại dầu trên với ty lệ khác nhau. Dầu thực vật thường được sử dụng để nấu ăn, hỗ trợ kết cấu và hương vị cho món ăn. Ngoài sử dụng trong nấu ăn, chúng còn được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn bao gồm nước xốt salad, bơ thực vật, sốt mayonnaise và các loại bánh ngọt.

 

Một số loại dầu như dầu ô liu nguyên chất thường được ép lạnh với một quá trình rất đơn giản: ô liu được ép đến khi dầu trong chúng chảy ra, sau đó dầu được lọc và đóng chai để sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn các loại dầu thực vật đều trải qua một quá trình phức tạp hơn.Quy trình để chế biến các loại dầu từ thực vật bao gồm các bước sau.

 

Đầu tiên, loại thực vật lấy dầu sẽ được nghiền nát để thực hiện chiết xuất. Hỗn hợp nghiền sau đó được đun nóng và trộn với hexan – một chất hóa học giúp chiết xuất dầu còn lại trong bã (một số loại thực vật chỉ cần nghiền nát, trong khi những loại khác được xắt mỏng, gia nhiệt nướng qua sau đó mới được chiết xuất bằng hexan.). Phần chất rắn (hay còn gọi là bánh dầu) sẽ bị loại bỏ và thường được sử dụng làm thức ăn gia súc. Trong khi đó, chất hexan là chất được chưng cất từ dầu thô.

 

Dầu đã được ép ở bước đầu tiên sẽ trải qua quá trình tinh chế để loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng đến màu sắc, mùi và vị của dầu. Quá trình tinh chế bao gồm ba bước bao gồm tinh chế, tẩy trắng và khử mùi (RBD).

Tinh chế: dầu sẽ được xử lý bằng axit photphoric giúp phần nhựa cây (gum) còn sót lại sẽ tách ra khỏi dầu để lọc chúng ra. Dầu sau đó được xử lý bằng một loại bazơ để chúng phản ứng với các axit béo tự do không mong muốn (FFA), sau đó biến chúng thành xà phòng và tách xà phòng ra khỏi dầu.

 

Tẩy màu: dầu nhận được từ bước tinh chế sẽ được đun nóng và trộn với các chất trợ lọc. Các chất trợ lọc này hấp thụ màu và các tạp chất khác trong dầu. Sau đó, chungs ẽ được lọc để loại bỏ các chất hỗ trợ lọc cùng với tất cả các tạp chất.

Khử mùi: sau cùng dầu sẽ được làm nóng trong môi trường chân không đến khoảng 250 độ C. Dầu sẽ được xông hơi và loại bỏ các axit béo tự do và tạp chất còn lại. Sau quá trình này, dầu đã được tinh chế hoàn toàn và sẵn sàng để sử dụng.

Bạn có biết tỷ lệ dầu trong các loại hạt và giá trị dinh dưỡng của chúng -

Giá trị dinh dưỡng của dầu thực vật

Các loại dầu khác nhau có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn sẽ chứa các vitamin, khoáng chất phổ biến như:

  • Vitamin E (Tocopherol)
  • Axit béo omega-3 và omega-6
  • Chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn
  • Chất béo bão hòa
  • 100g dầu thực vật chứa đến 884 cal

Lợi ích của dầu thực vật

Sau khi nhìn qua giá trị dinh dưỡng, hãy cùng tìm hiểu vì sao chúng ta nên nấu ăn bằng dầu thực vật:

1. Thúc đẩy tăng trưởng tế bào

Các loại dầu như nghệ tây, dầu hạt bông, hướng dương, hạnh nhân và mầm lúa mì đều giàu vitamin E cần thiết cho cơ thể nhằm bảo vệ và phát triển tế bào. Loại vitamin này mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể của chúng ta, từ việc cải thiện hệ thống miễn dịch đến kích thích hệ tiêu hóa. Vitamin E từ dầu thực vật còn bảo vệ các mô cơ thể như da, mắt, vú, tinh hoàn và gan.

 

2. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn là những dạng chất béo thường thấy nhất trong dầu thực vật. Chất béo không bão hòa đa giúp giảm mức cholesterol xấu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Hơn nữa, sự hiện diện của vitamin E trong các loại dầu giúp ngăn ngừa bệnh tim và loại bỏ cục máu đông– nguyên nhân gây ra bệnh tim.

3. Tăng mùi vị cho món ăn

Dầu đậu phộng (lạc), ô liu và dầu đậu nành không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng hương vị của thực phẩm. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi để nấu ăn cũng như nhận được sự yêu thích của nhiều người vì mang đến mùi thơm trong lúc xào, nấu hoặc trộn salad.

4. Giảm triệu chứng mãn kinh

Trong một nghiên cứu được thực hiện về lợi ích sức khỏe của dầu cám gạo, người ta đã thấy rằng các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa đã giảm ở hơn 90% phụ nữ sử dụng dầu cám gạo hàng ngày. Vì vậy, việc dùng các loại dầu thực vật như dầu cám gạo có thể giúp bạn giải quyết sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh.

5. Dầu thực vật giảm nứt gót chân

Không chỉ được sử dụng trong việc ăn uống mà dầu thực vật cũng còn có thể được dùng trên da và bàn chân vì tác dụng giữ ẩm. Tình trạng nứt gót chân rất phổ biến trong thời tiết hanh khô và một trong những biện pháp để cải thiện là sử dụng dầu thực vật.

 

Trước khi đi ngủ, hãy thoa bàn chân bằng dầu thực vật như dầu dừa và đeo thêm đôi tất mềm. Điều này sẽ giúp nuôi dưỡng gót chân nứt nẻ và làm mịn bàn chân một cách tự nhiên.

6. Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp

Dầu ô liu chứa hàm lượng hydroxytyrosol và axit oleic cao, có thể tác động đến sự phát triển của viêm tụy cấp. Nghiên cứu phát hiện ra rằng các thành phần được tìm thấy trong dầu ô liu nguyên chất giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm tụy cấp.

Xem thêm: Dầu sachi

Một số loại dầu thực vật phổ biến

1. Dầu đậu nành

Loại dầu này được chiết xuất từ hạt đậu nành và rất giàu axit béo. Hàm lượng khoáng chất cùng vitamin cao và các đặc tính chống oxy hóa giúp cho dầu đậu nành chiếm được sự yêu thích của nhiều người.

Lợi ích sức khỏe của dầu thực vật từ đậu nành bao gồm cải thiện hệ miễn dịch, chăm sóc mắt, chăm sóc da và giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim.

2. Dầu mè

Dầu mè rất giàu các khoáng chất như kẽm, đồng, canxi, magiê; một loạt các chất béo không bão hòa đa và tyrosine (axit amin). Dầu sẽ hỗ trợ giảm viêm, tăng cường sức khỏe răng miệng và trao đổi chất đồng thời giảm các đốm đồi mồi.

3. Dầu dừa

Dầu dừa giúp ngăn ngừa rụng tóc, lão hóa sớm và tăng cường khả năng miễn dịch. Dầu có thể được chiết xuất từ cùi dừa. Nó được sử dụng để nấu ăn và đóng vai trò như một loại dầu nền trong massage.

Có nhiều loại dầu dừa, chẳng hạn như: nguyên chất, tinh luyện, dầu dừa phân đoạn và hữu cơ.

4. Dầu đậu phộng

Không chỉ được dùng trong chế biến món ăn vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, dầu đậu phộng còn được sử dụng trong việc dưỡng da vì mang đến công dụng ngăn ngừa lão hóa và dưỡng ẩm.

Nguồn: tổng hợp internet