Hotline : 0916539439 Email : hotro@vicosap.vn

Dừa sáp có gì mà quý?

Ngày đăng: 09:54 AM 19/03/2024 - Lượt xem: 216

Dừa sáp còn được gọi là dừa đặc ruột, dừa kem, makapuno (Philippines). Dừa sáp bề ngoài cũng giống với các loại dừa bình thường, tuy nhiên khi bổ ra thì bên trong cơm rất dày và mềm dẻo như bột quánh lại, có khi choáng gần hết phần không gian bên trong gáo dừa. Nước cũng rất ít, sền sệt và trong như sương sa.

 

DỪA SÁP - ĐẶC SẢN TRỨ DANH CẦU KÈ TRÀ VINH 

Do thích hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nơi đây, vùng Cầu Kè dường như trở thành “thủ phủ" của của cây dừa sáp, với hơn 90% diện tích trồng tại Trà Vinh.

Theo cảm quan về hình thái (rễ, thân, lá, quầy, hình dạng trái và vỏ trái) dừa sáp giống như dừa bình thường. Tuy nhiên, dựa vào hình dạng, màu sắc trái tại Trà Vinh hiện có tới 05 giống dừa sáp: dừa sáp tròn, dừa sáp dài, dừa sáp có cạnh, dừa sáp vỏ xanh, dừa sáp vỏ vàng. Mỗi buồng dừa sáp thường chỉ cho vài trái sáp, những trái còn lại là dừa thường và giá trị thương mại chỉ ngang với những trái dừa khác. Chính vì thế mà dừa sáp được xem là quý hiếm và trở thành đặc sản luôn được nhiều du khách trong và ngoài nước săn đón.

TIỀM NĂNG VÀ TẦM NHÌN RỘNG MỞ CHO HÀNH TRÌNH LAN TOẢ QUẢ DỪA SÁP VIỆT NAM

Là đối tượng của nghiên cứu khoa học lĩnh vực mỹ phẩm

- Do dừa sáp có hàm lượng dinh dưỡng, hàm lượng các acid béo, độ tinh dầu cao hơn dừa thường, đặc biệt là hàm lượng Galactomannan (Theo Tiến sĩ Erlinda Rillo thuộc Ủy ban Dừa Philippines (PCA) nghiên cứu) được ứng dụng nhiều trong mỹ phẩm. Nhận thấy tiềm năng rất lớn của quả dừa sáp, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã triển khai thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu chế biến một số sản phẩm từ quả Dừa Sáp làm nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm”. Nhiệm vụ do ThS. Trần Nguyễn Mỹ Châu làm chủ nhiệm, được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019 với mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ dừa sáp phục vụ cho các sản phẩm thực phẩm, mỹ phẩm. 

- Quy trình công nghệ chiết tách Galactomannan của dừa sáp từ phần dịch của quả dừa sáp theo định hướng cho sản xuất mỹ phẩm cũng được xây dựng trong nhiệm vụ này. Sản phẩm Galactomannan từ dừa sáp được tạo ra có dạng bột thô tới mịn, màu trắng đến màu trắng vàng, không mùi. Kết quả phân tích chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu theo QCVN 4-21:2011/BYT, làm nguyên liệu cho thực phẩm hoặc mỹ phẩm. Vì vậy, kết quả của đề tài sẽ góp phần tạo ra sản phẩm mới, nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây dừa sáp, nâng cao thu nhập cho người nông dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương một cách bền vững.

Xuất khẩu thị trường Quốc tế, mang đặc sản Trà Vinh vươn xa

- Tháng 10/2021, dừa sáp Trà Vinh được đi máy bay Úc và bán với giá 30-35 đô la Úc/quả, đây vừa là tín hiệu vui cho quả dừa sáp, vừa là biểu hiện cho tiềm năng to lớn của loại quả này trên thị trường Quốc tế.

- Các sản phẩm chế biến từ quả dừa sáp của Vicosap cũng được khách nước ngoài đón nhận. Từ tháng 7/2020 đến nay, sau gần 3 năm thành lập, Vicosap đã xuất khẩu được sang các thị trường Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông. Tiềm năng ở thị trường Trung Đông cũng rất lớn, là nơi có văn hoá đạo Hồi nên rất chuộng các dòng sản phẩm từ thực vật nói chung và từ dừa, dừa sáp nói riêng. 

Phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn tài nguyên bản địa

Câu chuyện về quả dừa sáp phải được kể và được hiểu như một báu vật của quê hương, nó không thể dừng lại chỉ là một loại quả đặc sản có hương thơm, vị ngon, và mang chút sắc màu huyền bí.

Chính câu chuyện mang đậm tính nhân văn và văn hoá dân tộc về hành trình du nhập vào Việt Nam, trở thành sinh kế của người nông dân dưới tán dừa từ hơn 90 năm qua là yếu tố đặc sắc, có thể lồng ghép vào việc phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn tài nguyên bản địa.

 

- Hưởng ứng dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhận thấy việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với quá trình hình thành và phát triển quả dừa sáp khá đặc sắc, hoàn toàn khả thi để kết hợp với các hoạt động du lịch sinh thái của địa phương như: kết hợp với lễ hội truyền thống dân tộc: du khách có thể tham quan nơi cư ngụ của những người Khmer, các cuộc dâng bông, lễ hội hầu như diễn ra rất thường xuyên. Trà Vinh cũng có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái của một vùng sông nước, nhất là các cồn dọc theo sông Hậu, du lịch tâm linh có lễ hội chùa Ông hằng năm. Ngoài ra, còn có nhà bia tưởng niệm nữ anh hùng liệt sĩ Nguyễn Thị Út (còn gọi là chị Út Tịch). Ngoài ra, có thể kết hợp với du lịch vườn cây ăn trái của huyện Cầu Kè, tạo nên những tour du lịch khép kín trong toàn tỉnh.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN 

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ:

VICOSAP